Đầu tiên thì có thế hệ Boomers là thế hệ được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số. Tiếp đến là Thế hệ X (Gen X) được biết đến kể từ tác phẩm "Thế hệ X: Những câu chuyện cho nền văn hóa đang phát triển" của Douglas Copeland xuất bản năm 1991. Và bây giờ như một bước logic tiếp theo chúng ta có Thế hệ Y.
Thế hệ Y là gì?
Truyền thông gắn liền triển vọng của thế hệ này với năm 2000 - năm bản lề giữa hai thiên niên kỷ và do đó họ có tên là thế hệ Millenials. Các tác giả William Strauss và Neil Howe đã viết về thế hệ Millennials trong cuốn sách "Generations: The History of America's Future, 1584 to 2069" (Tạm dịch: Các thế hệ: Lịch sử của tương lai nước Mỹ, 1584 đến 2069). Năm 1987, họ là những người đầu tiên đưa ra khái niệm thế hệ Y, dùng để chỉ "những đứa trẻ được sinh ra gần năm 1982, đang bước vào trường học". Strauss và Howe sử dụng năm 1982 là năm đầu tiên thế hệ này được sinh ra là năm 2004 là năm cuối cùng.
Cụm từ thế hệ Y (Generation Y) lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 8/1993, trong một bài báo của tờ Ad Age. Cụm từ này được dùng để mô tả những đứa trẻ của "thời đại ngày nay" và lấy năm 1982 là mốc bắt đầu có những đứa trẻ thế hệ Y được sinh ra.
Thế hệ Y còn có một vài cái tên khác như Generation We (thế hệ chúng tôi), Global Generation (thế hệ toàn cầu), Generation Next (thế hệ tiếp theo) hay Net Generation (thế hệ Internet). Đôi lúc họ cũng được gọi là thế hệ Echo Boomers, ám chỉ rằng thế hệ này có quy mô đông đảo tương đương với Baby Boomer.
Tháng 5/2013, tạp chí Time có chùm bài viết về thế hệ này, định nghĩa họ là những người sinh ra từ năm 1981 đến 2000.
Còn Viện nghiên cứu Pew của nước Mỹ định nghĩa thế hệ Y được sinh ra trong các năm từ 1981 đến 1997.
Nguyên nhân của sự khác biệt này là bởi vì khi nói đến việc xác định một thế hệ thì ranh giới giữa các thế hệ là không rõ ràng lắm. Nó không giống như kiểu bật một công tắc chuyển thế hệ thì tất cả các em bé mới sinh ra sau đó đột nhiên thay đổi đặc tính của chúng.
Tuy nhiên, khi 80 triệu đứa trẻ lớn lên trong thập niên 80 và 90 và bắt đầu trưởng thành thì những đặc điểm chung cũng dần được thể hiện để phân biệt với Gen X đi trước.
Sự khác biệt lớn nhất giữa thế hệ X và Y là những trẻ em ở thời thế hệ X thường được gọi là thế hệ bị bỏ rơi – được nuôi dưỡng tại một thời điểm khi mà cả bố và mẹ đều phải đi làm và để những đứa bé tự xoay sở ở nhà một mình. Trong khi đó thế hệ Y được coi là thế hệ nhận được sự chăm sóc của bố mẹ đầy đủ nhất trong lịch sử. Họ cũng là thế hệ có nhiều thanh niên nhất trong lịch sử - lớn hơn 3 lần so với Thế hệ X.
Những đặc điểm của Thế hệ Y
Họ có hàng trăm người bạn từ các mạng xã hội mà họ tham gia nhưng họ cũng đánh giá sâu sắc các giá trị gia đình. Họ thường bị đánh giá là tự cao và bộp chộp nhưng họ vẫn luôn khao khát học hỏi và cống hiến. Họ luôn muốn kiếm thật nhiều tiền những họ cũng không quên những hỗ trợ tình nguyện. Họ sẵn sang trả giá cao cho một thương hiệu nào đó nhưng họ cũng đủ nhận thức để biết được giá trị thật của hàng hóa
Có lẽ cũng giống như tất cả những thế hệ đi trước, các thành viên Thế hệ Y là bức khảm chân dung đầy xung khắc. Và có lẽ điểm nội bật trong số đó chính là sự
lạc quan không ngừng cho dù họ phải lớn lên ở thời điểm khi mà phải chứng kiến học sinh bắn gục học sinh khác ở trường học và khi mà khủng bố lao máy bay vào những tòa cao ốc. Nhưng dường như thay vì tỏ ra sợ hãi và thu mình lại thì thế hệ này lại luôn tràn ngập sự lạc quan và những suy nghĩ tích cực. Điều này dường như cũng xuất phát từ một triết lý rằng bất cứ điều gì cũng có thế xảy ra nên hãy tận hưởng từng giây phút khi bạn còn có thể.
Chứng kiến bố mẹ li hôn và những người bạn của mình bước ra khỏi phòng thay đồ như một người đồng tính, Thế hệ Y dần đã trở thành một trong những thế hệ cởi mở nhất trước bất cứ những thay đổi nào. Trên thực tế, 93% ủng hộ những mối quan hệ giao lưu giữa các chủng tộc.
Tuy nhiên, mặc dù có khuynh hướng tự do những thành viên của thế hệ Y có xu hướng cầu toàn hơn nhiều so với Thế hệ X đi trước. Họ muốn thay đổi cả thế giới, nhưng họ đang
hạnh phúc khi mặc những chiếc quần jeans "sành điệu" và đi giày thể thao như bao người bạn của mình.
Thế hệ Y nơi công sở
Do những phản hồi tích cực và ngợi khen không ngừng mà Thế hệ Y nhận được trong suốt cuộc đời của họ, những người trẻ tuổi của thế hệ này có xu hướng cực kỳ tự tin – nếu không nói là quá tự tin. Họ có xu hướng gia nhập lực lượng lao động với kỳ vọng rất cao về bản thân và cả về người thuê họ, và họ thường có kế hoạch để thay đổi một cách có hiệu quả tại công ty từ ngày đầu tiên đi làm. Họ cũng thường có những kỳ vọng mức lương cao hơn nhiều so với vị trí mới vào, mặc dù điều này đã được trải nghiệm phần nào qua cuộc Đại suy thoái.
Ngoài ra, do nhiều thành viên khác của thế hệ này đã về nhà sau khi tốt nghiệp đại học (mọi người cho họ một biệt danh là Thế hệ Peter Pan bởi vì họ chưa thực sự "trưởng thành" và đi ra ngoài một mình cho đến những năm đầu của tuổi 30) nên họ có nhiều cơ hội nhảy từ công việc sang công việc cho đến khi họ tìm thấy một công việc phù hợp với họ. Sự không sợ hãi này có xu hướng làm cho họ trở nên mạnh dạn và không lo ngại về các ông chủ.
Trong khi sự bảo đảm về nghề nghiệp có thể không được ưu tiên đối với các bạn trẻ Thế hệ Y, nhưng sự bảo đảm tài chính chắc chắn là có. Thường thì khi xem bố mẹ mình mất rất nhiều trên thị trường chứng khoán hoặc sau các vụ thất bại trên thị trường bất động sản, Thế hệ Y có xu hướng học hỏi và hiểu biết về tài chính nhiều hơn.
Tuy nhiên, thế hệ này có xu hướng tích trữ tiền - và công việc - trong vị trí của nó. Thế hệ Y suy nghĩ rằng làm việc để sống chứ không phải sống để làm việc. Họ thích làm một công việc thú vị có thể kiếm được ít tiền nhưng cho phép họ có nhiều
thời gian ở ngoài văn phòng (hoặc làm việc tại nhà) hơn là bị gò bó trong một ngày làm việc 12 giờ để có một mức lương 6 con số.
Tóm lại, Thế hệ Y muốn tìm kiếm những công việc mang lại cho họ nhiều cơ hội để thay đổi và phát triển - cả về chuyên môn lẫn con người. Họ mong muốn những phản hồi nhanh trong công việc (giống như khi nhắn sms cho bạn bè và được trả lời trong vòng vài giây hoặc khi bài viết của mình được đăng trên Facebook thì nhanh chóng nhận được rất nhiều “Like”).
Họ không muốn trở thành bánh răng trong một cỗ máy của công ty, và cũng không muốn bị chỉ bảo phải làm gì bởi một ông sếp độc đoán. Họ muốn định hình và được định hình bởi kinh nghiệm làm việc mỗi ngày của họ - và nếu trải nghiệm đó có thể là được làm việc với bạn bè của họ trong một môi trường vui vẻ và thoải mái thì càng tốt hơn rất nhiều.