Học làm ông chủ ở đâu? Trường nào dạy?

04/11/2015   2.821  3.6/5 trong 5 lượt 
Học làm ông chủ ở đâu? Trường nào dạy?
Ở Mỹ, người Việt hay hỏi nhau "em làm neo hay làm hãng vậy"? Có người còn hài hước "ở Việt Nam em làm lông, qua Mỹ em làm leo" (ngọng n,l, ý nói nông, nail). Làm móng tức làm nail là nghề phổ biến nhất của Việt Kiều trên thế giới. Tại Mỹ, doanh số nghề nail lên tới 7 tỷ đô/năm, phần lớn dòng tiền này vô tay chủ người Việt.

Kềm Nghĩa luôn hiện diện trong các tiệm nail này. Thường là họ về nước và xách tay sang. Cũng có rất nhiều công ty có làm ăn ngoại thương hay du lịch, khi đi tặng bạn bè quốc tế, họ tặng bộ kềm Nghĩa vì là món quà lạ, độc đáo.
 
Chuyện phát triển của kềm Nghĩa là một câu chuyện nên đưa vào case study trong giáo trình ở các ĐH về kinh doanh hay cơ khí vì quá hay.
 
Năm 1982, anh Tuấn, một người thợ mài kềm với tủ đồ nghề mài kềm cắt móng trên hè phố, quan sát thấy nhu cầu người Việt làm nail trên thế giới vô cùng lớn, đã âm thầm từng bước tích cóp tiền để khởi nghiệp. Năm 1992, anh thành lập xưởng cơ khí chỉ với cái nhà cấp 4 có 200 mét vuông. Đến nay, anh đã có 3 nhà máy với 2 ha mặt bằng, 1800 công nhân viên, doanh thu năm 2014 là 480 tỷ và lợi nhuận 58 tỷ. Anh trở thành một doanh nhân lớn vì giải quyết cho hàng ngàn lao động. Càng phát lương cho nhiều lao động thì càng tài năng, càng giỏi.
 
Nếu không có những ngày làm thợ ngồi mài kềm trên hè phố và nắm hết những nhu cầu của khách hàng, anh Tuấn sẽ không thể thành công. Sự thành công của anh Tuấn là một minh chứng cho các bạn trẻ thấy là, nếu các bạn không động chân động tay và lao ra đường kiếm tiền, các bạn sẽ không tìm được công thức để trở thành ông chủ. Mọi khao khát, ước mơ,...chỉ dừng lại trên bàn phím, con chuột và những tiếng thở dài.
 
Để cập vấn đề này, như nhiều bạn trẻ nói, con biết, con biết hết...con muốn nhưng con không làm được. Con không thích đổ mồ hôi, không thích làm chân tay, con chỉ thích ngồi máy lạnh và bấm bàn phím, ngồi cà phê và mân mê điện thoại, thích nhậu với bạn bè và hát karaoke. Lúc đi học thì xin tiền cha mẹ, lúc ra trường thì ngồi văn phòng cả ngày, lương vài triệu vậy được rồi, làm qua ngày đoạn tháng và "chờ cơ hội". Nhưng không rõ là cơ hội gì.
 
Khi nói về mơ ước, ai cũng nói mình muốn thành đạt, thành doanh nhân, có nhà máy công ty, được mặc áo vét đi nước này nước kia, muốn mua gì mua, mùa thu đi Nhật đi châu Âu ngắm lá phong rơi, mùa đông đi trượt tuyết. Ai muốn ký bản lương duyệt chi cho hàng ngàn nhân viên có được niềm vui "lương đã về" vào mỗi cuối tháng. Ai cũng muốn giúp đỡ anh em dòng họ có việc làm và thu nhập ổn định. Ai cũng muốn con cái mình tiếp cận giáo dục quốc tế, giúp đỡ người nghèo khổ vùng sâu vùng xa, báo hiếu cha mẹ...
 
Nhưng hỏi lại, vậy bạn có sẵn sàng đi mài kềm ở vỉa hè như anh Tuấn không? Không ai sẵn sàng cả. Nói thời xưa khác giờ khác. Thất nghiệp chứ kêu đi làm nhân viên bán hàng hay giao hàng thì nói nắng, mệt. Không sợ đói vì có mẹ có cha lo. Và thói quen ngồi bàn giấy học chữ từ mờ sáng đến khuya để vào được đại học khiến việc vận động chân tay với phần lớn các bạn trẻ là một cực hình. Đi xe buýt cũng ngại đi bộ dù chỉ vài ba trăm mét, leo lên xe máy phóng từ phòng khách ra đường rồi phòng về lại phòng khách đã quen, đôi chân chỉ dùng để đi bộ chỉ vài ba mét hàng ngày nên thể lực rất kém. Thể dục thể thao cũng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các bạn tiếp cận và ưa thích. Sở thích ôm ipad hay laptop vẫn chiếm tỉ lệ lớn vì nhàn hạ, sướng thân.
 
Rồi sẽ có ngày cha mẹ già yếu, sáng viện chiều viện, thuốc men liên tục, mà mình cứ ngồi đó bứt tóc móc mắt vì không biết cách nào để làm ra tiền. Tuổi trẻ nhận thức không có thì về già hối tiếc, lúc đó không còn nhiều năng lượng để làm việc nữa. Dưới 35 tuổi, làm cực tới khuya, tắm rửa ngủ phát sáng mai lại khoẻ như thường. Qua 35 như bên kia dốc của đồ thị parabol, phải có cái gì đó có thu nhập ổn định, chẳng may bị bệnh như Tony vẫn có tiền lãi ngân hàng để xài do thời trẻ tích cóp và làm việc chăm chỉ, không nề hà việc gì, kể cả giữ xe, bồi bàn, in ấn, giao hàng,...Có thời gian trống là làm ra tiền.
 
Các bạn trẻ 8x, 9x phải quần quật, lao ra đường, vô xưởng, ra đồng, ra biển ra sông, lên núi lên rừng....mà kiếm tiền, mà khởi nghiệp. Mấy cao ốc ở quận 1 không phải là nơi để học làm ông chủ, trừ một số bộ óc xuất sắc về công nghệ, tài chính...Mà chắc chắn mình không phải, vì các bộ óc ấy đã được các tập đoàn đa quốc gia mời đi làm từ lúc là sinh viên năm 2 năm 3, họ có giải thưởng quốc tế này nọ cho các thành tựu của họ, tiền bạc đã rủng rỉnh từ lúc 18-20 tuổi.
 
Còn mình là ai, mình nên biết và đứng dậy đi làm việc đi. Ráng suy nghĩ ra việc mà làm, không được ôm cuốn sách hay laptop hay điện thoại cả ngày nữa. Hôm nay bạn lại có một ngày vô nghĩa hay không ra giọt mồ hôi nào thì đành chịu vậy...

Quảng cáo

Theo TnBS

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Những quyết định cuộc đời
Tony là một người rất cá tính. Sống đúng theo đam mê ấp ủ của mình. Năm 18 tuổi, quyết định chọn một ĐH duy nhất để thi là lần cãi lại cha mẹ đầu tiên. Ba má Tony muốn Tony học cao đẳng sư phạm tiếng Anh để sống gần nhà, mọi thứ đều bình yên.

Dượng Tony

Môi nào hãy còn thơm…
Có đứa con dượng hỏi, con có anh bạn, nói gì cũng cãi, khư khư ý mình. Con và đám bạn nhiều lúc tức điên lên, muốn đập nó. Con phải làm sao?

Dượng Tony

Chuyện con hươu, con nai
Người có đầu óc là người luôn nghĩ ra việc để làm. Ai nghĩ ra càng nhiều việc thì càng tài năng.

Có thể bạn cần

Vì sao chúng ta phải cảm ơn bạn thân?

Vì sao chúng ta phải cảm ơn bạn thân?

Bạn có bạn thân không? Bạn đã bao giờ cảm ơn họ vì một điêu gì đó? Hãy đọc bài viết sau, bạn sẽ thấy vì sao mình cần nói lời cảm ơn họ. .

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ