Không có công ty thất bại, chỉ có lãnh đạo bất tài

30/11/2018   2.306  4.75/5 trong 4 lượt 
Không có công ty thất bại, chỉ có lãnh đạo bất tài
"Đầu tàu" một doanh nghiệp mà yếu kém thì nhân viên giỏi đến mấy cũng không có kết quả tốt đẹp!


Thước đo giá trị thật sự của bất cứ người lãnh đạo và quản lý kinh doanh nào cũng là hiệu quả. Vậy nếu không có hiệu quả có phải do lỗi lãnh đạo?
 
Tại sao công ty kinh doanh thất bại ? Nếu bạn có thể nghiêm túc tìm kiếm ra tất cả lý do để giải thích cho vấn đề này, bạn sẽ phát hiện ra, lý do chính xác nhất chính là vì lãnh đạo kém cỏi. Một người lãnh đạo giỏi không chỉ biết giành thắng lợi cho bản thân, mà còn phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của công ty.
 

1. Thiếu đạo đức và cá tính riêng

 
Mặc dù lúc phỏng vấn, người ta không thể test về đạo đức, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không quan trọng. Bất kì một mệnh lệnh gì khi thông báo đều phải có lý do chính đáng đi kèm. Bạn không phải là một lãnh đạo tốt, một con người không chủ kiến, thiếu đạo đức thì làm sao có thể khiến người khác phục tùng, noi theo. Làm sao để cấp dưới tin tưởng và trung thành? Lấy tư cách gì để răn dạy cấp dưới và khiến mọi người phải "phục tùng mệnh lệnh ?"
 

2. Thiếu tầm nhìn

 
Trách nhiệm của người đứng đầu chính là phát triển và đưa công ty lên tầm cao mới. Nếu công ty không có mục tiêu dài hạn, hoặc có mục tiêu nhưng không rõ ràng, thậm chí là không giải thích rõ ràng cho cấp dưới hiểu. Nếu có đủ dấu hiệu trên đây thì thật không nghi ngờ gì nữa, bạn có một lãnh đạo thật thất bại. Khi giá trị công ty và các mục tiêu không được thống nhất theo cách tốt nhất, tương lai chắc chắn sẽ xảy ra rất nhiều rắc rối.
 

3. Xây dựng thương hiệu xấu

 
Một thương hiệu mang tiếng xấu đa số đều do sự lãnh đạo thất bại của người đứng đầu. Lãnh đạo không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, không hoàn thành mong muốn, kỳ vọng của khách hàng, dẫn đến giá trị thương hiệu bị suy giảm. Thương hiệu chính là tài sản của công ty, một công ty có thương hiệu thất bại chẳng khác nào công ty thất bại.
 

4. Thiếu hành động

 
Mọi kế hoạch và mục tiêu đặt ra đều phải có bước cuối cùng là hành động, do đó đảm bảo cho chiến lược công ty được thực hiện ổn định là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo. Nếu một người đứng trên vị trí nhà kinh doanh hoặc CEO của công ty mà lại không tập trung vào việc phân bố nguồn nhân lực giỏi cho các công việc cần thiết và quan trọng trước. Như vậy các vấn đề rủi ro sẽ rất dễ phát sinh. Một khi không nắm bắt tốt cơ hội, chờ đến lúc phát sinh vấn đề sẽ rất khó để giải quyết.
 

5. Chiến lược thiếu sót

 
Chiến lược khiếm khuyết phản ánh sự thiếu năng lực của lãnh đạo. Mặc dù mọi việc đều không thể biết trước, luôn sẽ có tình huống ngoài ý muốn phát sinh, nhưng muốn công ty thành công không chỉ cần thiết kế chiến lược tốt, mà còn cần phải đưa ra nhiều kế hoạch dự phòng, cũng như tâm lý chuẩn bị giải quyết các vấn đề bất ngờ phát sinh. Nếu bạn là một người lãnh đạo giỏi, bạn cần phải nắm rõ điều này.
 

6. Thiếu tiền

 
Tôi đã thấy rất nhiều doanh nghiệp bị thất bại vì thiếu tiền, cũng đã từng gặp qua rất nhiều công ty đang thiếu vốn lại bỗng nhiên "lộn ngược dòng" ngoạn mục, trở thành công ty dẫn đầu thị trường. Thiếu vốn có thể được xem là lý do thất bại, nhưng nó không phải là lý do thực sự. Quản lý tài chính, điều hành kinh phí và quản lý quỹ ngân sách là trách nhiệm cuối cùng của công ty.
 
Số tiền mà một công ty cần phụ thuộc vào cách thức hoạt động của công ty. Vì vậy, nếu các nhà lãnh đạo của công ty không xem xét những hạn chế về tài chính, hoặc thiếu hiểu biết về cơ cấu tài chính của công ty, như vậy phần lớn trách nhiệm đều sẽ rơi vào lãnh đạo. Hơn nữa, nếu lãnh đạo dùng tiền quỹ lãng phí, sẽ phải chịu trách nhiệm rất nghiêm trọng.
 

7. Quản lý kém

 
Tuyển dụng người mới, chỉ đạo, an bài vị trí và quản lý người mới là trách nhiệm của người quản lý. Nếu người quản lý không làm tốt công việc của mình, làm sao cấp dưới, người mới có thể hiểu và làm tốt công việc của họ.
 

8. Không đủ doanh thu

 
Nguyên nhân cuối cùng của việc không đủ doanh thu vẫn là do lãnh đạo kém. Muốn có doanh thu phải có chiến lược tốt, có định giá, vị trí, thương hiệu riêng. Nếu người lãnh đạo không thể phát huy tốt chúng thì làm sao có thể đẩy mạnh doanh thu?
 

9. Không chịu tiếp thu, không chịu đổi mới

 
Người lãnh đạo tốt là người biết tiếp thu ý kiến của mọi người. Biết chấp nhận cái đúng và sửa đổi cái sai, chứ không phải lúc nào cũng chăm chăm áp đặt ý kiến của mình cho cấp dưới. Những người lãnh đạo cố chấp thường rất khó để giữ chân "nhân tài" cho công ty của mình, cũng rất khó để khiến cấp dưới phục mình.
 
Bất cứ thứ gì rồi cũng sẽ có thay đổi, đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Nếu không chịu chấp nhận đổi mới sẽ không thể vượt qua đối thủ, không thể phát triển.
 

10. Khả năng nắm bắt thị trường kém

 
Thị trường luôn là đích đến mà người kinh doanh nhắm đến. Sự thay đổi của thị trường là liên tục và không cố định, đòi hỏi người lãnh đạo phải linh hoạt, biết nắm bắt và thay đổi cho phù hợp. Một người lãnh đạo không theo kịp khả năng thay đổi của thị trường để đưa ra những chiến lược phù hợp thì rất dễ ảnh hưởng đến sự thắng lợi của công ty.
 
Làm việc gì cũng cần phải có "đầu tàu", một người lãnh đạo giỏi cũng là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của công ty. Chính vì vậy, nếu một công ty có người lãnh đạo mang các dấu hiệu trên, thì không cần nghi ngờ gì về vấn đề công ty bị thất bại do đâu nữa.

Xem thêm:

Quảng cáo

Theo HBR

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

8 lời khuyên từ các ông trùm trên thế giới về vấn đề tài chính cho năm 2018
Bạn đang lo âu về chuyện cơm áo gạo tiền, bạn đang buồn phiền vì chẳng bao giờ thấy mình dư giả, bạn đang lo rằng năm mới sắp đến rồi mà chiếc ví của mình vẫn xẹp lép thế kia? Dưới đây là những chia sẻ của những nhà triệu phú tự lập và những tỷ phú giàu nhất thế giới ...

Cách hướng tới cuộc sống giàu sang mà không cần quá keo kiệt
Tiết kiệm khôn ngoan là khi bạn đã dành một khoản tích lũy riêng mà vẫn có thể tận hưởng cuộc sống, không cần quá nghiêm khắc với bản thân nhờ áp dụng quy tắc tiết kiệm theo từng giai đoạn.

Người thành công nói lời từ chối khác bạn như thế nào?
Không khó để thấy những cá nhân dù đang có một lịch làm việc bận rộn, nhiều nhiệm vụ cần phải hoàn thành, họ vẫn cảm thấy rất khó khăn để từ chối những lời đề nghị giúp đỡ. Lý do của sự lưỡng lự này là vì họ lo sợ việc từ chối sẽ làm xấu đi hình ảnh một nhân viên siêng ...

Có thể bạn cần

Đối phó khôn ngoan với thị phi

Đối phó khôn ngoan với thị phi

Thị phi là điều tất yếu bạn phải gặp trong cuộc sống. Việc khôn ngoan ứng xử trước thị phi sẽ giúp bạn đi qua nó một cách dễ dàng. 4 câu chuyện dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách vượt lên thị phi một cách khôn ngoan.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ