Nội dung dưới đây được trích lược từ cuốn Lãnh đạo phong cách Barack Obama.
Đối với Barack Obama, không có thứ văn hóa “ngẫu nhiên” trong tổ chức. Ông hiểu được tầm quan trọng của văn hóa tổ chức và văn hóa đội ngũ trong việc tạo dựng
môi trường thuận
lợi để đạt được các
mục tiêu đề ra.
Một thành viên trong nhóm thực hiện Đề án Phát triển Cộng đồng của ông ở Chicago kể lại: “Obama sẽ nói “Anh cần phải làm
tốt việc này… Hãy
cởi mở trong mọi vấn đề. Hãy để cộng đồng tham gia vào công việc thay vì lẳng lặng
tự làm việc sau lưng họ”. Ông ấy sẽ để những người mà đôi khi chúng tôi không thích được tham gia vào quá trình làm việc.
Bạn phải đưa mọi người đến với nhau. Nếu bạn loại trừ một số người, bạn sẽ chỉ tự làm suy yếu
chính mình. Nếu bạn chỉ âm thầm thảo luận và ra
quyết định thay cho họ, họ sẽ không bao giờ
có thể thật sự nắm được vấn đề”.
Một khía cạnh nổi bật khác của văn hóa đồng tâm hiệp lực là những bước thực hiện có chủ đích của
nhà lãnh đạo để tất cả mọi người tham gia đều cảm thấy được
tin tưởng trong từng công việc. Khi đó, văn hóa đồng tâm hiệp lực sẽ tạo cho mọi người cảm giác rằng các quan điểm và nỗ lực của họ được
trân trọng. Obama đã làm điều này rất tốt.
Susan Rice, cố vấn chính sách đối ngoại của Obama và sau đó là Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc nhận xét rằng Obama “làm cho mọi người cảm thấy quan điểm của họ được
lắng nghe và
đánh giá cao. Vì vậy, thậm chí nếu ý
kiến của bạn không được chọn, bạn vẫn cảm thấy cách nhìn của mình thực sự có
giá trị. Điều đó khiến bạn trở nên
nhiệt tình hơn trong việc
hỗ trợ quyết định cuối cùng của ông ấy”.
Một số phương cách cụ thể giúp Obama xây dựng và duy trì văn hóa đồng tâm hiệp lực:
Xây dựng văn hóa thông qua thói quen và hành động
Obama luôn sử dụng những từ ngữ nhất quán với tinh thần đồng tâm hiệp lực. Ông nhiều lần nhấn mạnh rằng những hành động nhỏ, chẳng hạn gửi chuyển tiếp một
email cho một nhóm bạn,
hay tham dự một buổi
vận động của chiến dịch cũng có thể tạo nên một tác động lớn, và ông không bao giờ
xem nhẹ những nỗ lực nhỏ này.
Obama
thúc đẩy và duy trì văn hóa đồng tâm hiệp lực bằng cách truyền đạt rõ ràng cho các
nhân viên của mình về những hành động có thể
chấp nhận được và
yêu cầu họ củng cố cho văn hóa của nhóm.
Phối hợp những kỹ năng và mối quan tâm, lấy sự khác biệt làm thế mạnh
Văn hóa đồng tâm hiệp lực khuyến khích quan niệm rằng mỗi người đều có thể làm nên sự khác biệt. Vì thế việc xác định
ý nghĩa cơ bản của điều này đối với mỗi người tham gia là một bước quan trọng để văn hóa đồng tâm hiệp lực có thể đạt hiệu quả cao.
Obama đã đào tạo cho các nhân viên của ông kỹ năng xác định cách mỗi người ủng hộ có thể đóng góp cho chiến dịch. Jeremy Bird – Giám đốc chiến dịch tại bang Ohio của Obama cho biết, những người ủng hộ không hề bị coi như “chỉ làm những công việc lặt vặt”. Nỗ lực nhằm phối hợp những kỹ năng và các mối quan tâm của từng người tham gia với những công việc
hiện tại trở thành một phần quan trọng trong công việc của các nhân viên.
Triết lý “làm tất cả những gì bạn có thể” đã cho phép đội ngũ của Obama tận dụng
sức mạnh của những người tham gia và nhanh chóng gia tăng số người ủng hộ ông.
Obama biết rằng
chìa khóa để có được sự xuất sắc là phải yêu cầu sự xuất sắc, và chìa khóa để duy trì sự xuất sắc chính là hành động khen thưởng. Trong chiến dịch của Obama, một trong những cách hiệu quả để khen thưởng
thành tích xuất sắc là trao cho người có thành tích tốt những
trách nhiệm lớn hơn. Điều đó mang lại cảm giác được “
thăng chức” và có tác dụng như một sự khuyến khích.
Đào tạo tốt
Khi gieo trồng văn hóa đồng tâm hiệp lực cho tổ chức, Obama thấy rõ rằng quá trình đào tạo là một thành phần
không thể thiếu để cách tiếp cận này phát huy hiệu quả. Ông chỉ trao trách nhiệm lớn hơn cho các
tình nguyện viên khi ông đã đảm bảo rằng họ có những kỹ năng và
kiến thức cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ đó một cách xuất sắc.
Ông xem công việc của mình với các nhân viên và tình nguyện viên là một
mối quan hệ hai chiều: Họ đóng góp
thời gian, tài năng và kỹ năng, còn ông
đầu tư cho họ, giúp họ phát triển
năng lực.
Việc đào tạo nhân viên và những người tình nguyện trở thành chìa khóa
thành công cho phương pháp tiếp cận
sáng tạo của ông, góp phần phát triển một tổ chức được phản ánh qua khẩu hiệu “
Tôn trọng. Trao quyền. Tham gia”.
Điều quan trọng là Obama và đội ngũ của ông không xem việc đào tạo như một hoạt động
nhàm chán,
học một buổi là xong. Họ chú trọng đến việc cải thiện liên tục và
cố gắng hướng dẫn để các thành viên
hoàn thiện bản thân khi cảm thấy họ chưa đáp ứng được những
mong đợi.
Kết quả thu được là một hiện tượng, khi văn hóa đồng tâm hiệp lực cùng với sự nhiệt tình tham gia của người ủng hộ đã giúp chiến dịch của Obama lan rộng trên toàn bộ năm mươi bang nước Mỹ.
Duy trì yếu tố cộng đồng
Nhờ được trao quyền và
tin cậy, những người tham gia trở nên trung thành và không ngừng chiêu mộ thêm những người khác. Obama đã thúc đẩy văn hóa đồng tâm hiệp lực một cách xuất sắc bằng cách khuyến khích những thói quen và hành động có thể giúp
ý thức cộng đồng phát triển mạnh hơn.
Loại bỏ những nhân tố gây xói mòn
Khi Obama phát huy văn hóa đồng tâm hiệp lực, ông cũng áp dụng nhiều phương pháp để duy trì văn hóa đó. Đặc biệt, có
ba phương pháp giúp ông thực hiện điều này: loại bỏ những nhân tố gây xói mòn,
động viên đội ngũ, và
quản lý tốt những
kỳ vọng.
Những người không
nắm bắt được
giá trị cốt lõi của một
tập thể hoặc một tổ chức, nếu được đặt vào vị
trí lãnh đạo hoặc chiếm số lượng lớn trong tổ chức có thể gây xói mòn nghiêm trọng nội bộ tổ chức cũng như làm ảnh hưởng đến công việc chung.
Obama đã nỗ lực để chứng tỏ lời nói của mình luôn đi đôi với
việc làm. Ông lãnh đạo bằng cách tự mình
làm gương và khẳng định những giá trị mà ông đặt vào văn hóa đội ngũ bất cứ khi nào có thể. Khi nói về chiến dịch năm 2008, một phụ tá của Obama kể lại rằng ông đã phát biểu một cách cương quyết: “Tôi không muốn chơi trò thọc gậy
bánh xe hay chỉ tay
đổ lỗi cho người khác”, và “Chúng ta sẽ thành công hoặc
thất bại cùng nhau”.
Obama không cho phép
tồn tại những vi phạm đối với nguyên tắc và văn hóa mà ông tìm cách xây dựng. Ông có những biện pháp để loại bỏ các cá nhân “gây xói mòn” khỏi những đội ngũ quan trọng vì ông biết rằng những
tính cách như vậy có thể làm suy giảm văn hóa và tinh thần của đội.
Vì dụ, sau khi
chiến thắng cuộc
bầu cử tổng thống vào tháng 11/2008, khi Obama đang
cân nhắc nên chọn ai làm Bộ trưởng
Tài chính, có tin cho rằng Lawrence Summers nằm trong
danh sách các ứng viên. Summers có rất nhiều điều đáng được nhắc tới: nổi tiếng nhờ
trí tuệ xuất sắc và sự nhạy bén trong lĩnh vực
kinh tế, ông có một hồ sơ lý lịch với những kinh nghiệm gây
ấn tượng, ông từng là Trưởng bộ phận kinh tế của Ngân hàng
Thế giới từ năm 1991 đến 1993… Tuy nhiên, có một khía cạnh
tiêu cực rõ ràng cản đường của Summers – ông nổi tiếng là người có phong cách dễ gây ra những vụ đấu đá nội bộ. Công chúng cảm thấy quan ngại về tính cách hay gây gổ của Summers vì điều đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nội các.
Cuối cùng, Obama đã chọn Summers làm Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, một vị trí trong
Nhà Trắng không đòi hỏi sự phê chuẩn của Thượng viện, và cũng không thuộc nội các. Động thái này cho phép Obama khai thác được kinh nghiệm chuyên môn của Summers trong khi vẫn duy trì được một môi trường tập thể trong nội các đang phản ánh những giá trị cốt lõi của ông.
Bằng cách này, Obama có thể
bảo vệ và duy trì văn hóa đồng tâm hiệp lực, một bộ phận tối quan trọng cho thành công của ông.
Quản lý tốt những kỳ vọng
Một phương pháp khác giúp Obama duy trì văn hóa đồng tâm hiệp lực trong chiến dịch tranh cử là việc quản lý tốt những kỳ vọng và củng cố tinh thần cho những thành viên trong tổ chức khi đối mặt với thất bại.
Trong bài diễn văn nhậm chức Tổng thống, sau những phát biểu đầy hưng phấn và hân hoan với chiến thắng lịch sử của mình, Obama chuyển
sang một sắc thái tương đối nghiêm trang hơn, hướng
người Mỹ vào những
thách thức phía trước. Ông cảnh báo rằng sẽ
mất một thời gian mới có thể nhìn thấy sự tiến triển, và ông nhấn mạnh rằng thành công đòi hỏi từng người Mỹ phải đóng góp
tích cực vào những việc cần làm.
Hoặc, trước khi chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Iowa, một số nhà tài trợ lớn nhất cảm thấy
căng thẳng trước tính chất ngày càng tiêu cực của chiến dịch tranh cử của
Hillary Clinton nhằm chống lại Obama. Họ e ngại rằng những động thái của bà Clinton sẽ khiến chiến dịch của ông bị chệch hướng. Obama đã phát biển trước các nhà tài trợ như sau:
“Có bao nhiêu người trong khán phòng này từng nghe tôi nói đây là một việc dễ dàng? Nếu có ai từng nghĩ rằng đây là một việc dễ dàng thì
nghĩa là tôi đã không trình bày rõ với người đó… Chúng ta đang
cạnh tranh với
đối thủ đáng gờm nhất trong 25 năm qua. Nhưng chúng ta có một
kế hoạch và chúng ta phải đặt
niềm tin vào nó”.
Với động thái đó, Obama đã duy trì được sự ủng hộ của các nhà tài trợ chính, và giữ vững tinh thần của chiến dịch. Những nỗ lực của ông được đền đáp khi ông chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Iowa và tiếp tục giành được nhiều thắng lợi khác trên
con đường đến Nhà Trắng.
Động viên đội ngũ
Cuối cùng, để giữ tìn văn hóa đồng tâm hiệp lực, Obama và đội ngũ của ông đã tiến hành những bước đi nhằm động viên đội ngũ. Việc này bao gồm những nỗ lực duy trì sự nhiệt tình, sự trung thành và gắn kết, những nét đặc trưng của văn hóa đồng tâm hiệp lực trong chiến dịch của Obama.
Các nhân viên và tình nguyện viên thường nhận được những email động viên đặc biệt, khuyến khích thành công và
khích lệ họ vươn tới những mục tiêu lớn hơn. Họ có thể nhận được thông báo về việc họ đã quyên góp được thêm 1 triệu đô la nữa, và họ được khuyến khích lan tỏa
thông điệp của Obama cho nhiều người khác. Những
tiến bộ được
khen ngợi và sử dụng như một phương tiện hiệu quả để tiếp tục duy trì sự gắn kết và
hiệu suất làm việc.
Khả năng xây dựng văn hóa đồng tâm hiệp lực trong tập thể và tổ chức đã giúp Brack Obama đạt được thành công.